Vì sao cần phải bảo dưỡng điều hòa định kỳ?
Bảo dưỡng điều hòa dân dụng 3 đến 4 tháng một lần là một trong những lời khuyên của các chuyên gia điện máy đối với các nhà quản lý chung cư. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc tại sao cần phải bảo dưỡng điều hòa chung cư thường xuyên đến thế? Hãy cùng giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Một trong những nguyên nhân khiến điều hòa trong chung cư dễ bị hỏng hóc và giảm hiệu suất hoạt động đó là do bụi bẩn gây bít tắc, ảnh hưởng việc trao đổi nhiệt giữa dàn nóng và dàn lạnh của điều hoà nhiệt độ. Khi quá trình lưu thông khí bị cản trở sẽ dẫn đến những trục trặc không mong muốn như: Máy như rung mạnh, máy kêu to, nhỏ nước do nước bị ngưng tụ ở dàn lạnh. Vì vậy, để duy trì độ bền của điều hoà, bạn có thể chủ động tắt máy để vệ sinh bụi bẩn, chất bám ở lưới lọc. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng, vì với các bộ phận bên trong máy và lượng hơi ga, bạn sẽ không thể nào có thể vệ sinh đến hay đối với hệ thống điều hòa ở chung cư bạn đang quản lý, bạn sẽ chẳng thể nào tự xoay sở khi có vấn đề. Do vậy hãy nhờ tới các chuyên gia của Cơ Điện Anh Kiệt để kiểm tra và bảo dưỡng nhằm giúp máy đạt chất lượng tốt nhất.
Bạn sẽ làm thế nào khi khách hàng thuê chung cư của bạn than vãn hóa đơn tiền điện bỗng nhiên tăng chóng mặt? Hãy thử kiểm tra chiếc điều hòa treo tường. Việc bụi bẩn lâu ngày bám trên dàn lạnh, hoặc trong các ống dẫn khí, sẽ khiến hệ thống làm mát của điều hoà bị tắc nghẽn, lúc này máy sẽ phải tiêu tốn nhiều hơn lượng điện năng cần thiết để làm mát phòng. Tuy nhiên, chỉ cần vệ sinh hoặc thay lưới lọc bẩn, bạn đã có thể giảm tiêu hao năng lượng của máy lên đến 5 – 15% khi bạn sử dụng điều hòa dân dụng.
Thị trường điện lạnh xuất hiện nhiều “ông lớn” cung ứng dòng điều hoà tiết kiệm điện, điển hình như khi đến với thương hiệu hàng đầu hiện nay là Hợp Phát, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một chiếc điều hòa tiết kiệm điện năng như ý muốn (gợi ý điều hòa Multi). Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện đổi điều hòa mới cho chung cư của mình thì việc bảo dưỡng điều hòa thường xuyên sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm lạnh và hạn chế tối đa nỗi lo lắng về hoá đơn tiền điện.
Chiếc điều hòa treo tường trong chung cư là nguyên nhân gây bệnh hô hấp, làm hỏng lá phổi một cách âm thầm mà không phải ai cũng biết. Ngoài khả năng làm mát thông thường, điều hòa còn là bộ phận lưu thông không khí trong gia đình.
Tuy nhiên, khi luồng không khí không sạch sẽ dễ dàng khiến các thành viên trong gia đình mắc phải các chứng bệnh liên quan đến hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang,… Lớp bụi bẩn tích tụ trong quá trình lọc không khí lâu ngày đồng thời giảm khả năng diệt khuẩn của điều hoà, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, đặc biết đối với những người có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ.
Bởi vậy, điều hòa sạch được xem như “lá phổi xanh” cho ngôi nhà của bạn. Và một sự thật là nếu không được vệ sinh đều đặn từ 3 đến 6 tháng một lần, “lá phổi” ấy sẽ dễ bị “viêm nhiễm” và trở thành ổ vi khuân gây bệnh cho cả khách hàng đang ở trong chung cư của bạn. Đó là lí do các chủ đầu tư chung cư hay các nhà quản lý chung cư cần vệ sinh lưới lọc, thậm chí xịt rửa dàn nóng và dàn lạnh định kì để bảo đảm hệ thống điều hòa không khí luôn hoạt động tốt.
Trong quá trình sử dụng điều hòa cả năm trời cho dù bạn sử dụng điều hòa mới hoặc điều hòa cũ mà nếu không bảo trì, bảo dưỡng nạp gas điều hòa hoặc vệ sinh sẽ làm cho cục nóng của điều hòa (Outdoor unit) giải nhiệt rất kém. Giải nhiệt kém có thể sẽ dẫn đến những hư hỏng không đáng có cho điều hòa chung cư của bạn.
Để cho điều hòa trong chung cư của bạn hoạt động một cách ổn định thì bạn nên bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa khoảng 3 đến 4 tháng một lần.
Dưới đây là những dấu hiệu nhắc bạn nên đi bảo dưỡng điều hòa:
– Khi điều hòa yếu lạnh hoạt động không đúng công suất mặc dù đã chỉnh remote nhiệt độ thất nhất nhưng điều hòa vẫn không lạnh.
– Khi điều hòa chạy kêu to ở 2 dàn nóng và dàn lạnh, điều hòa chạy ồn là do bụi bẩn bám ở cánh quạt và moter hoặc mặt nạ lắp không được hớp. Chỉ cần kiểm tra vệ sinh là sẽ hết.
– Khi điều hòa thiếu gas
– Khi điều hòa bị chảy nước ở dàn lạnh: chảy nước là hệ quả của việc thiếu gas dẫn đến bám tuyết dàn lạnh hoặc ngẹc đường ống thoạt nước do bụi bẩn.
– Khi điều hòa chạy rất tốn điện so với bình thường, bụi bẩn là lý do làm phòng chậm lạnh
Bước sang năm thứ 15 trong lĩnh vực giải pháp điều hòa dân dụng cho mọi công trình, những chuyên gia bảo dưỡng của Cơ Điện Anh Kiệt đã trở thành “bác sĩ” của nhiều gia đình và hộ chung cư. Bạn có thể gửi gắm niềm tin của mình vào chúng tôi, với dịch vụ bảo trì tận tâm, tận tình, chu đáo, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo lắng về những hư hỏng của những chiếc điều hòa một cách nhanh chóng nhất.